"Mấy vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và giao lưu văn hóa ở Việt Nam" - Bộ sưu tập Việt Nam học

Authors: Mai, Quốc Liên

Tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25182

Xét từ phương diện từ nguyên thì bản có nghĩa là cơ bản, bản chất; sắc là màu sắc, sắc thái. Bản sắc chính là những gì đặc trưng nhất, căn bản nhất của một sự vật, hiện tượng, nó chính là cơ sở để phân biệt sự việc hiện tượng đó với những sự vật hiện tuợng khác khác loại và cùng loại. Như vậy, bản sắc văn hoá phải là những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất để nhận diện một nền văn hoá và để phân biệt nền văn hoá này với một nền văn hoá khác.

    Như vậy, mối quan hệ giữa bản sắc văn hoá với nền văn hoá đó chính là mối quan hệ giữa phạm trù cái chung và cái riêng. Bản sắc văn hoá là cái chung nhất, cơ bản nhất của một nền văn hoá, mọi yếu tố nằm trong bản sắc của một nền văn hoá đều thuộc về chính nền văn hoá đó, nhưng không phải mọi yếu tố” của nền văn hoá đều nằm trong bản sắc của nó. Tuy nhiên, bản sắc văn hoá cũng phải có đồng cấu trúc với nền văn hoá mà nó đại diện. Chính vì lý do này mà cho tới nay, nhiều tác giả khi nghiên cứu về bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam đều cho người đọc cảm giác là nghiên cứu về chính văn hoá Việt Nam và chưa phân biệt rành mạch được đâu là văn hoá và đâu là bản sắc của nền văn hoá đó. Một số tác giả khác lại đi tìm những yếu tố riêng biệt, độc đáo của nền văn hoá không giống với bất cứ nền văn hoá nào như bản sắc của nó...


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này