"Bảo tồn và phát triển gốm Kyo truyền thống ở Nhật Bản – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam"
Authors: Nguyễn, Thị Ngọc My
Nguyễn, Duy Dũng
Nói đến “nghề thủ công truyền thống” của người Nhật Bản, thế giới không khỏi khâm phục kỹ thuật tinh xảo của quá trình chế tác cũng như sự phong phú, tinh tế trong hình dáng của mỗi sản phẩm. Để có được những sản phẩm có tính văn hoá mang bản sắc dân tộc độc đáo, người thợ thủ công Nhật bản đã khổ công rèn luyện tay nghề, dày công sáng tạo trong một quá trình lịch sử lâu dài. Cũng có một thời kỳ, sản xuất thủ công truyền thống bị đình trệ và các sản phẩm truyền thống phải nhường chỗ cho hàng hóa công nghiệp hiện đại. Nhưng rồi, hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt, mặc dù có nhiều yếu tố tiện dụng vượt trội so với hàng truyền thống, vẫn không thể hoàn toàn thay thế mặt hàng này trong việc làm đẹp, làm phong phú thêm cho chất lượng cuộc sống. Hàng thủ công truyền thống đã dần dần chiếm lại vị trí của nó trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Nhật Bản. Cùng với sự thay đổi trong nhận thức của nhân dân, Chính phủ Nhật Bản cũng đã có nhiều biện pháp khôi phục và chấn hưng nghề truyền thống, khiến cho chỉ trong một thời gian ngắn, hàng trăm nghề truyền thống bị mai một đã dần dần được phục hồi và phát triển. Hiện nay, nghề truyền thống đang cùng với các tài sản văn hóa vật chất và tinh thần khác tạo dựng nên một nền tảng văn hóa dân tộc bền vững cho sự phát triển của xã hội và con người Nhật Bản, đồng thời góp phần giới thiệu bộ mặt của đất nước Nhật Bản ra thế giới bên ngoài...
Chi tiết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19767
Nhận xét
Đăng nhận xét