"Nghiên cứu phát triển mô hình hệ thống sinh điện hóa nhằm xử lý ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi thủy sản nước lợ"

Authors: Võ, Thị Thùy Linh

Hiện nay ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng đang phải đối phó với thực trạng người dân lạm dụng, tùy tiện sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản một cách tràn lan không theo chỉ dẫn của cơ quan chức năng, dẫn đến lượng kháng sinh tồn dư trong sản phẩm vật nuôi cao, ảnh  hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây khó khăn rất lớn trong việc quản lý, sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.  

Về kinh tế, tác hại của việc sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản khiến nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp nước ta bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cảnh báo tồn dư hóa chất và bị trả về, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh và người nuôi trồng thủy sản khiến họ điêu đứng, thậm chí bị thua lỗ, phá sản.
Theo số liệu của NAFIQAD, trong năm 2016, thông qua mạng cảnh báo nhanh, cơ quan thẩm quyền của các nước nhập khẩu thủy sản và các kênh ngoại giao khác Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã nhận được thông tin cảnh báo về một số lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không bảo đảm an toàn thực phẩm do phát hiện kháng sinh cấm hoặc do dư lượng hóa chất kháng sinh vượt mức giới hạn tối đa cho phép.
Cụ thể, tổng số lượng lô hàng bị cảnh báo năm 2016 là 40 lô, chiếm 0,03% và đã có chiều hướng giảm so với năm 2015 (70 lô, chiếm 0,07%), trong đó số lô bị cảnh báo gồm Nhật Bản (24 lô), EU (11 lô), Australia (3 lô) và Hàn Quốc (2 lô)…

Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33292



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này