"Gửi người vợ miền Nam" - Tác phẩm đoạt giải thưởng văn học Hồ Chí Minh

Tác giả:  Nguyễn Bính

Trong số các nhà thơ tiền chiến, Nguyễn Bính là người có cuộc sống lãng mạn vào bậc nhất. Ông lưu lạc khắp từ Bắc chí Nam, đến đâu cũng để lại cho đời những thi phẩm đặc sắc và để lại cho riêng mình những mối tình nhiều trắc ẩn. Một điều đặc biệt, ông hay đưa chuyện người thật việc thật vào thơ, chính vì thế mà ngày nay ta mới có dịp khám phá ra những góc khuất trong cuộc đời thơ đầy thú vị của ông, mà trường hợp bài thơ “Gửi người vợ miền Nam” là một ví dụ. 

Theo các tài liệu, khoảng tháng 4 năm 1945, khi chiến tranh bắt đầu hiện diện trên đường phố Sài Gòn, Nguyễn Bính rời Sài Gòn về vùng sông nước miền Tây Nam bộ để tham gia kháng chiến (trong loạt bài Nguyễn Bính – thi sĩ giang hồ trích từ cuốn sách cùng tên chưa xuất bản, được đăng dài kỳ trên báo Thanh Niên tôi chưa nói đến giai đoạn này). Tại đây Nguyễn Bính đã lần lượt có quan hệ hôn nhân với hai người phụ nữ. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra miền Bắc. Năm 1956, sống ở miền Bắc, ông sáng tác bài thơ “Gửi người vợ miền Nam” với những nỗi niềm day dứt tha thiết. Một góc độ nào đó, bài thơ này cũng tương tự bài “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh, là nói lên tình cảm của người miền Bắc đối với nửa đất nước miền Nam thân yêu:
 
“Thư một bức nghìn lời tâm huyết
Đêm canh dài thức viết cho em.
Bồi hồi máu ứ trong tim
Chảy theo ngòi bút hiện lên thư này.
Thư mọc cánh thư bay khắp ngả
Rộn muôn lòng, hoa lá xôn xao
Thư đi núi thẳm đèo cao
Bay qua giới tuyến đậu vào tay em”
 
...
 
Mời các bạn tham khảo bài viết tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21942 
 
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này