"Áp dụng kết quả nghiên cứu văn hóa dân gian nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy văn học dân gian ở đại học và phổ thông trung học"
Authors: Phạm, Thu Yến
Trong kho tàng di sản văn hóa dân gian
phi vật thể có một bộ phận đang bị quên lãng, mất dần, cần được mau
chóng phục hồi, bảo tồn và phát triển, đó là trò chơi dân gian. Tuy
nhiên, vào thời kỳ công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển,
trò chơi dân gian đã dần bị loại bỏ dẫn đến thất truyền. Mấy năm gần đây
có chủ trương đưa trò chơi dân gian vào học đường, nhưng cũng chưa đạt
kết quả.
Trò chơi dân gian có đặc thù
là dụng cụ tự làm được, vật chơi dễ kiếm không tốn kém, chơi ở đâu cũng
được, lúc nào cũng được. Các trò chơi của lứa tuổi học trò như đánh
chuyền, đánh chắt, đánh bi, đánh đáo, đánh khăng, chơi quay, nặn tò he,
pháo đất, đá cầu, chơi ô ăn quan... cho đến các trò chơi kết hợp với hát
đồng dao như: thả đỉa ba ba, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, xỉa cá mè, rồng rắn, chơi trăng...
Tuy vậy, hiện nay, ta không còn bắt gặp các em vui chơi các trò dân
gian này ở sân trường trong giờ ra chơi, ở các câu lạc bộ thiếu nhi và
gia đình nữa.
Một trong những tác dụng của việc học
tác phẩm là góp phần soi sáng những giá trị của một dòng văn học, một
giai đoạn văn học nào đó. Nếu tuyển chọn được những bài ca dao, tục ngữ,
những truyền thuyết mang đậm dấu vết đặc trưng của văn học dân gian thì
chúng ta dễ thực hiện phương châm mà UNESCO đã đề xuất: Học để biết,
học để làm, học để tự khẳng định mình, học để hòa nhập với cộng đồng.
Chúng tôi xin đề xuất hai tiêu chí tuyển chọn trong kho tàng văn học dân
gian đồ sộ những tác phẩm đưa vào nhà trường: tác phẩm phải mang ít
nhiều dấu vết của thời kỳ lịch sử cụ thể, và tác phẩm phải có giá trị
giáo dục, thẩm mỹ.
Văn học dân gian
hình thành từ cổ xưa, phát triển qua các thời kỳ lịch sử, tồn tại cho
đến hôm nay và mai sau. Ngoài vốn có do người xưa để lại, nên chăng
chúng ta hãy sưu tầm - chỉnh sửa để có những câu tục ngữ, bài ca dao mới
để làm giàu thêm kho ngọc quý...
Mời các bạn tham khảo bài viết tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25244
Nhận xét
Đăng nhận xét