"Cuộc sống, cách mạng và văn học nghệ thuật"

Authors: Tố Hữu



Ở Tố Hữu, tư cách thi sĩ và chiến sĩ, nhà thơ và nhà Cộng sản thống nhất làm một. Với ông, làm thơ trước hết là để phục vụ cho lí tưởng Cộng sản của Đảng. Khi chưa giác ngộ lí tưởng Cộng sản, Tố Hữu từng “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, từng “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước”. Khi giác ngộ lí tưởng, nhà thơ thấy tâm hồn mình như được hồi sinh và nhà thơ toàn tâm, toàn ý hiến dâng cuộc đời, tâm hồn mình cho lí tưởng Cộng sản.
Khi bắt gặp lí tưởng cộng sản cũng là khi Tố Hữu tìm thấy nguồn thơ của cuộc đời mình. Con đường thơ của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh Cách mạng, gắn liền với lí tưởng Cộng sản. Ở thơ Tố Hữu, từ trước về sau, dù đề tài nội dung, cảm hứng có đa dạng đến đâu, thì vẫn luôn lấy lí tưởng Cộng sản, lấy quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cho cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư.
Đúng như Chế Lan Viên nhận xét: Với Tố Hữu “tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về các vấn đề lớn, hay về sự việc nhỏ(…) là để nói cho được cái lí tương Cộng sản ấy thôi”.

 Nhà thơ Xuân Diệu từng khẳng định: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trinh độ là thơ rất đỗi trững tình. Điều ấy có nghĩa là thơ Tố Hữu có tính chất trữ tình, chính trị, có sự giao duyên kết hợp giữa chất chính trị và tính trữ tình của thơ ca. Là một chiến sĩ – thi sĩ, Tố Hữu làm thơ trước là để phục vụ sự nghiệp cách mạng, để nói “lí tưởng cộng sản”, để tuyên truyền chính trị.
 Nhưng là một thi sĩ luôn phải lòng đất nước, nhân dân mình nên Tố Hữu viết về đất nước, về nhân dân, về cách mạng, về lí tưởng, về trái tim trần bằng tình cảm háo húc, mê say. Tố Hữu nói với đất nước, nhân dân mà như tâm sự với người đàn bà mình yêu.
Trước Tố Hữu, thơ trữ tình chính trị Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu với các sáng tác của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Tất Đắc… Tố Hữu đã kế tục truyền thống ấy đồng thời đổi mới nó trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hoá của thơ ca đương thời, mở ra một khuynh hướng lớn có vị trí chủ đạo trong mấy chục năm của nền thơ Việt nam hiện đại.
Vì thế nói mọi sự kiện của đời sống cách mạng thông qua trái tim của Tố Hữu đều trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Tố Hữu đã thơ hóa vấn đề chính trị vốn khô han cứng nhắc.
 Sự kết hợp nhuẩn nhuyễn giữa nội dung chính trị và cảm xúc trữ tình đã đưa thơ Tố Hữu lên đến đỉnh cao nhất của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại. Đây cũng là đóng góp nổi bật độc đáo của ngọi bút thơ Tố Hữu cho thơ ca kháng chiến...

Mời các bạn tham khảo bài viết tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/21934


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này