"Nghiên cứu phần mềm Dspace và khả năng triển khai tại Trung tâm Thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy"

Authors: Phạm, Thành Trung

DSpace là một bộ phần mềm mã nguồn mở, hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sưu tập số hóa trên internet, cho phép các thư viện, các cơ quan nghiên cứu phát triển và mở rộng. Nó cung cấp một phương thức mới trong việc tổ chức và xuất bản thông tin trên internet.

DSpace do HP và The MIT Libraries phát triển vào năm 2002, hiện nay có hơn 1000 trường đại học và các tổ chức văn hoá sử dụng phần mềm số DSpace để quản lý và chia sẻ nguồn tài nguyên: sách, tạp chí, luận văn và các sưu tập hình ảnh, âm thanh và phim...
DSpace được sử dụng cơ bản như một phần mềm lưu trữ và phân phối tài liệu số với ba vai trò chính:

  • Giúp cho việc thu nhận và quản lý tài liệu được dễ dàng, bao gồm siêu dữ liệu của tài liệu.
  • Giúp cho việc truy cập tài liệu được dễ dàng, bằng cả việc liệt kê và tìm kiếm.
  • Giúp cho việc bảo quản tài liệu lâu dài.
Những điểm nổi bật của phần mềm DSpace.
  • Là một phần mềm mã nguồn mở, miễn phí, có một cộng đồng lớn người sử dụng và phát triển trên toàn thế giới;
  • Dễ dàng tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của từng đơn vị; Giao diện phần mềm thân thiệt trong môi trường web nên dễ dàng trong việc truy cập.
  • Sử dụng được trên nhiều hệ điều hành như Windows, Linux, Unix...
  • Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu độc lập nên đáp ứng tốt với thư viện có số lượng tài liệu lớn. Có thể dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu như Postgres SQL hoặc Oracle.
  • Có thể quản lý và lưu giữ tất cả các loại tài liệu kỹ thuật số. Tài liệu được biên mục theo chuẩn Dublin Core Metadata.
  • Cung cấp cơ chế tìm kiếm toàn văn đối với các dạng tài liệu như: PDF, Word, Excel, Powerpoint, text, HTML…
  • Phân quyền và bảo mật mạnh. Có thể phân quyền đến từng tài khoản người dùng, đến từng Bộ sưu tập hoặc thậm chí đến từng tài liệu. Các quyền được cấu hình khá chi tiết như: Quyền xem biểu ghi thư mục, quyền xem toàn văn... Ngoài ra DSpace còn cho phép phân quyền truy cập theo cơ chế tài khoản truy cập hoặc qua địa chỉ IP.
  • Hỗ trợ nhiều kiểu báo cáo: Lượt truy cập, lượt xem biểu ghi thư mục, lượt tải tài liệu...
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt (Phiên bản do Trường Đại học Đà Lạt việt hóa).
  • Hỗ trợ việc chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm GreenStone sang Dspace.
Mời các bạn tham khảo bài viết tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33944


 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này