"Thị tứ và làng buôn ở vùng Thuận Quảng thế kỷ XVIII"


Authors: Bùi, Thị Tân

Thôn bao gồm một số xóm. Có ý kiến cho thôn là làng; có ý kiến cho thôn là một phần của làng. Từ thế kỉ 15 trở về sau, thông thường vài thôn hợp thành một xã, đôi khi thôn lớn là xã. Cư dân trong thôn thường có hai mối quan hệ: quan hệ láng giềng và quan hệ họ hàng. Thôn thường có hương ước, tín ngưỡng, thờ thành hoàng ở đình. Hiện nay trong hệ thống hành chính mới của Việt Nam, đơn vị cấp cuối cùng là xã. Những làng họp lại thành xã đều được gọi là thôn. Nhà nước Việt Nam ban hành trong phạm vi toàn quốc quy chế thôn, xem đó là điểm tụ cư dưới xã, có tính chất tự quản. Cư dân bầu ra trưởng thôn và một bộ phận giúp việc để điều hành công việc của thôn.

Thị trấn là đô thị cấp V và là đơn vị hành chính tương đương cấp xã (cấp hành chính thấp nhất của Việt Nam hiện nay). Thông thường, cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện được đặt ở một thị trấn, gọi là huyện lỵ, song không phải thị trấn nào cũng là huyện lỵ của một huyện (khi trong một huyện có nhiều thị trấn, hoặc khi thị trấn ở vị trí địa lý không thuận lợi).
Tiêu chí để xét một khu vực dân cư là thị trấn hay xã thông thường gắn với tỷ lệ ngành nghề. Tại khu vực xã, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp (lâm nghiệp, ngư nghiệp) cao hơn so với một thị trấn. Tại địa bàn một huyện, mật độ dân số tại các thị trấn thông thường cũng cao hơn so với mật độ dân số tại các xã. Các tiêu chí khác như số lượng dân số, đóng góp cho ngân sách (qua thuế chẳng hạn), diện tích đất đai không rõ nét trong trường hợp này. Một thị trấn có thể đông dân và nộp ngân sách nhiều hơn một xã, song cũng không ít trường hợp ngược lại.

Các sách báo gần đây đề cập nhiều đến khái niệm thị tứ. Tuy nhiên, thị tứ không phải là một đơn vị hành chính nhà nước chính thức. Một thị tứ thông thường được hiểu là trung tâm của một tiểu vùng kinh tế (bao gồm phạm vi nhiều xã với lượng dân cư khoảng 4-5 nghìn người, nhưng không phải trong phạm vi toàn huyện), trong đó các ngành nghề như thương mại; dịch vụ; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển hơn so với các vùng phụ cận. Dân cư sống trong khu vực đó cũng sống tập trung và có mật độ cao hơn. Một thị tứ được hình thành khi ở khu vực đó có sự thuận lợi về các điều kiện hạ tầng cơ sở hơn so với khu vực phụ cận. Nó có thể nằm trong khu vực thuộc nhiều xã giáp ranh. Nó là tiên đề để hình thành nên các thị trấn mới trong tương lai, khi nó phát triển đủ lớn để chính quyền có thể công nhận...


Mời các bạn tham khảo bài viết tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25153 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này