"Tôn giáo Ấn Độ - sự thống nhất trong đa dạng"

Authors: Phạm, Minh Tâm





Có 4 tôn giáo lớn được khai sinh ngay trên đất nước Ấn Độ. Đó là Ấn Độ Giáo (Hinduism), Kỳ Na Giáo (Jainism), Phật Giáo (Buddhism), và Đạo Sikh (Sikhism). 4 tôn giáo này dù được khai sinh tại Đông Phương, nhưng đã truyền bá ra ngoài biên cương Ấn Độ đến khắp nơi trên thế giới.
  
 Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và Đạo Sikh cùng có một số quan điểm chính về nghi lễvăn học, nhưng được diễn dịch khác nhau theo từng nhóm và cá nhân. Chẳng hạn, lễ quán đảnh thì quan trọng trong 3 truyền thống nổi bật này, ngoại trừ Đạo Sikh (trong Phật Giáo cũng thực hiện với Kim Cang Thừa). Những nghi lễ khác đáng ghi nhớ là lễ hỏa táng, lễ thoa thần son lên đầu bởi những phụ nữ có chồng, và nhiều nghi lễ hôn nhân khác. Trong văn học, nhiều chuyện cổ tíchcổ sử được kể theo thể cách mới gồm có các tác phẩm thuộc Ấn Độ Giáo, Phật Giáo hay Kỳ Na Giáo. Tất cả 4 truyền thống đều có các khái niệm về nghiệp, pháp, luân hồi, giải thoát và nhiều thể thức thiền định và Yoga khác nhau. Dĩ nhiên, các phạm trù khái niệm này có thể được nhận thức khác nhau theo các tôn giáo khác nhau. Thí dụ, đối với người Ấn Giáo, pháp là bổn phận của ông/bà ấy. Đối với người Kỳ Na Giáo, pháp là điều đúng mà ông/bà ấy thực hiện. Đối với Phật tử, pháp thường được hiểu như là giáo pháp của đức Phật dạy. Tương tự như thế, đối với người Ấn Giáo, yoga là sự dừng lại của tất cả tư tưởng/hành động của tâm. Đối với người theo Kỳ Na Giáo, yoga là tổng hợp tất cả hoạt động thân thể, lời nóitinh thần...

Chi tiết bài viết xin tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25627

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này