"Chèo tân thời trong tiến trình hiện đại hóa văn học sân khấu Việt Nam"

Authors: Nguyễn, Thị Huệ

Nghệ thuật truyền thống luôn được xem là vốn quý của mỗi quốc gia. Đặc biệt, trong giai đoạn toàn cầu hóa, khi giữ vững bản sắc dân tộc đang trở thành một yêu cầu cốt tử thì việc gìn giữ, phát huy những giá trị của nghệ thuật truyền thống càng trở nên cần thiết hơn lúc nào hết. Nhưng nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng, khó mà “đóng đinh” những gì được định danh là truyền thống hay kinh điển mà phủ nhận sức sáng tạo của các thế hệ sau.

Từ khi nhu cầu cách tân nghệ thuật truyền thống bắt đầu nhen nhóm, đã có không ít ý kiến của các nhà quản lý, những chuyên gia văn hóa đề xuất gìn giữ nghệ thuật truyền thống nguyên gốc. Nghĩa là phục dựng lại bằng hết khả năng có thể những môn nghệ thuật truyền thống và tiếp tục lưu truyền theo đúng nguyên bản. Dẫu vậy, người trong cuộc vẫn không tránh khỏi những trăn trở, lo lắng khi mà vấn đề toàn cầu hóa đang đặt ra những thách thức lớn đối với yêu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, một bộ phận không nhỏ, đặc biệt là ở tầng lớp thanh, thiếu niên đã có những biểu hiện coi nhẹ hoặc không quan tâm đến các giá trị văn hóa truyền thống, chạy theo những môn nghệ thuật mới mẻ, lạ lẫm với con người và văn hóa Việt Nam. Điều nguy hiểm là trào lưu "sính ngoại" đang đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của nghệ thuật truyền thống...

Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23167 


 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này